LỜI NÓI ĐẦU
Những nghịch lý trong lịch sử Trung Hoa có xuất xứ từ Phản kinh.
Phản kinh là cuốn sách lạ lùng, trước chưa có và sau cũng không hề có cuốn nào tương tự xuất hiện (kỳ thư vô tiền tuyệt hậu), trong kho kinh điển và trong rằng sách vở Trung Hoa.
Phản kinh do Triệu Nhuy (đời Đường) là một ẩn sĩ, một nhà bác học, nhiều tài năng và chuyên nghiên cứu chính trị biên soạn.
Phản kinh bao gồm 64 thiên, có thể quy về mấy vấn đề chính:
- Đạo đức, tài năng của người làm vua, làm bề tôi, làm quan, làm tướng.
- Những phương pháp chọn người, bổ dụng người và phân phó chức vụ.
- Các thể chế chính trị từ vua Nghiêu, vua Vũ đến thời Tùy, Đường
- Phân tích nguyên nhân được mất, thịnh suy, hưng phế, của cuộc tranh hùng tranh bá, của các vua chúa và các triều đại
- Những tri thức mà các bậc vua chúa, những người làm chính trị, các nhà lãnh đạo, những người cầm quân cần phải biết.
- Phản kinh nêu những tệ đoan sản sinh từ những khái niệm đạo đức (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín…) đã từng được nhắc đến trong những kinh điển truyền thống, những khái niệm chính trị (pháp chế, thưởng phạt…) ngự trị lâu đời trong sách vở Trung Hoa. Có lẽ vì thế mà sách có tên là Phản kinh?
- Sách nêu lên những bài học kinh nghiệm lịch sử, khẳng định những quyền mưu chính trị ưu việt, giúp các vua chúa trị lí tốt quốc gia; quan trọng nhất là phải luôn bài trừ các tệ đoan, cách tân, hợp với lòng dân và thời đại.
- Toàn bộ cuốn sách toat lên sự mong ước có một thể chế chính trị tốt đẹp, người cầm quyền sáng suốt, quan lại thẳng ngay, biết làm cho dân giàu nước mạnh, nhân dân ấm no, an cư lạc nghiệp
Để thể hiện nội dung trên, tác giả đã đọc rất nhiều kinh điển, sách vở có giá trị, tham khảo rất nhiều tưu liệu quý giá; chọn lọc nhiều dẫn cụ thể, kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc sảo thông minh; đã tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn của sách.
Vì thế, Phản kinh nhan chóng trở thành sách gối đầu giường của các bậc vua chúa anh minh, các nhà chính trị kiệt xuất, các nhà quan sự lỗi lạc, các nhà giáo dục nhiệt huyết, các nhà kinh tế giỏi giang, các thương nhân thành đạt.
Không những vậy, sách còn thu hút những người làm văn chương- nghệ thuật tìm đọc một cách say mê; đặc biệt vua Càn Long đã làm thơ ca ngợi.
Có thể nói, đọc xong Phản kinh, trí tuệ càng sáng suốt, bớt đi nhưng tư dục, thiên kiến, như cây cỏ được tắm gội sau cơn mưa Xuân nhẹ nhàng, mát mẻ.
Mặc dù, trải qua gần hai ngàn năm thăng trầm của lịch sử, cuốn Phản kinh vẫn còn nguyên giá trị, rất cần thiết cho những người quan tâm đến lịch sử, đến việc chọn người, dùng người, quản lý doanh nghiệp, nghệ thuật quân sự, phương pháp giáo dục, muốn giành thắng lợi trên thương trường.
Bản thân cuốn Phản kinh đã là cuốn sách hay, bổ ích, là cuốn sách lỳ lạ, không tiền tuyệt hậu và để nội dung cuốn sách phong phú hơn, chúng tôi đã tham khảo thêm những phần tinh túy của những cuốn bình giảng về Phản kinh bổ sung để thành cuốn Những nghịch lý trong lịch sử Trung Hoa.
Hy vọng, khi đọc những nghịch lý trong lịch sử Trung Hoa, nếu còn điều gì chưa hài lòng, ong quý bạn đọc rộng lòng lượng thứ cho những thiếu sót của những người làm sách.
Xin Cám ơn!
Trần Sáng
Nhatbook sẽ lần lượt up các chương của sách này, mời các bạn đón xem!
Nguồn: Những Nghịch lý trong Lịch sử Trung Hoa
Trần Sáng, nxb Giáo Dục 2009
MỤC LỤC
1 | Chính trị và đế vương |
2 | Nguyên tắc và nghệ thuật dùng người |
3 | Phân loại con người |
4 | Phân loại nhân tài và sắp đặt chức vụ |
5 | Những phương pháp khảo sát con người |
6 | Tướng thuật |
7 | Luận về kẻ sĩ |
8 | Chính Thể |
9 | Đế vương và những bài học lịch sử |
10 | Đạo làm tôi |
11 | Tu dưỡng đạo đức |
12 | Những mầm loạn lạc |
13 | Những điều nghịch lý |
14 | Phải trái |
15 | Sáng tạo và ứng biến |
16 | Chính luận |
17 | Mưu đồ bá vương |
18 | Bảy nước tranh hùng |
19 | Tam quốc |
20 | Những điều răng sợ |
21 | Thuận thời thế và tùy cơ ứng biến |
22 | Thuật can gián và du thuyết |
23 | Thành tín và tráo trở, gian trá và trung thực |
24 | Chê và khen |
25 | Vô dụng và hữu dụng |
26 | Ân sinh oán |
27 | Khoan dung |
28 | Làm bề tôi thật khó |
29 | Ám ảnh vận mệnh |
30 | Cho và lấy |
31 | Thành công và thất bại |
32 | Mê muội và sáng suốt |
33 | Đúng đắn và thực tế |
34 | Tích thiện |
35 | Thương và hại |
36 | Truy tìm bản chất |
37 | Đánh giá con người |
38 | Thời thế và nhân cách |
39 | Kiêu ngạo và vô lễ |
40 | Định danh |
41 | Xuất quân |
42 | Huấn huyện quân sĩ |
43 | Lập doanh trại |
44 | Đạo đức tướng soái |
45 | Cấm lệnh |
46 | Phương pháp và kỹ thuật chiến đấu |
47 | Thiên thời |
48 | Địa hình |
49 | Lửa và nước |
50 | Các loại gián điệp |
51 | Phẩm chất của tướng lĩnh |
52 | Tiêu diệt địch |
53 | Thế và mưu lược |
54 | Đánh vào lòng người |
55 | Ngoại giao |
56 | Điều động quân địch |
57 | Xà thế |
58 | Điều kiện tiên quyết giành thắng lợi |
59 | Vây khốn quân địch |
60 | Biến thông |
61 | Kì và chính |
62 | Lợi và hại |
63 | Che giấu và xuất kích |
64 | Giải binh quyền |